
A. Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú
– Căn cứ để tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là: Thu nhập
tính thuế và thuế suất.
– Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số
thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập = Thu nhập tính
thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. (hay còn
gọi là tính theo biểu lũy tiến từng phần)
- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế hoặc là thời điểm người nộp thuế nhận tiền.
VD: Trả lương tháng 12/2021 vào ngày 5/1/2022 => Thì tính thuế TNCN vào tháng
1/2022 và Quyết toán thuế TNCN năm 2022.
Công thức tính thuế TNCN phải nộp:
Thuế TNCN phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | X | Thuế suất |
- Thu nhập tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
1. Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế
Tổng thu nhập được xác định như sau :
– Là tổng các khoản thu nhập bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…) không bao gồm các khoản sau:
- a) Tiền ăn giữa ca, ăn trưa:
– Nếu Doanh nghiệp tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn. -> Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN và không bị giới hạn mức chi.
– Nếu DN chi tiền cho người lao động: -> Không tính vào thu nhập chịu thuế mức chi phù hợp với quy định của Bộ LĐTBXH (nếu chi vượt mức thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN)
-> Hiện tại quy định là: Không vượt quá 730.000đ/người/tháng - b) Mức khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục:
– Người lao động làm việc trong các Doanh nghiệp thì mức khoán chi áp dụng theo Luật thuế TNDN.Cụ thể như sau :
+) Tiền trang phục:
– Nếu DN chi bằng tiền thì không vượt quá 5.000.000đ/năm. (nếu vượt thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN)
– Nếu DN chi bằng hiện vật (mua quần áo về phát cho nhân viên …) thì không tính vào thu vào thu nhập chịu thuế TNCN và không bị giới hạn mức chi.
– Nếu chi bằng cả hiện vật và tiền: Phần chi bằng tiền không quá 5.000.000đ/năm; Phần chi bằng hiện vật được miễn thuế TNCN.
+) Tiền điện thoại, Công tác phí:
– Hiện tại trong văn bản về luật thuế TNDN chưa có quy định mức chi cụ thể: -> Chỉ quy định phải ghi rõ “Điều kiện hưởng và Mức hưởng” tại 1 trong các hồ sơ như: Hợp đồng lao động, quy chế lương lưởng … (Nếu chi cao hơn mức quy định ở 1 trong các văn bản lưu tại đơn vị thì phải tính vào TNCT TNCN).
- c) Tiền thuê nhà trả thay không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền nhà trả thay)
- d) Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn:
Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơnso với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.
Ví dụ: ban ngày được trả 6 nghìn/h, làm thêm ban đêm được trả 10 nghìn/h thì số tiền làm thêm ban đêm nhận được có 6 nghìn phải chịu thuế, 4 nghìn vượt trội không chịu thuế.
- Các khoản giảm trừ bao gồm:
a, Giảm trừ gia cảnh:
– Đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.
– Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. (Phải đăng ký và được cấp MST người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh).
b, Các khoản bảo hiểm bắt buộc:
– Năm 2021 tỷ lệ trích các khoản BH vào lương của người lao động như sau:
BHXH (8 %)
BHYT(1,5 %)
BHTN (1 %)
c, Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học.
– Như: Đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học…
-> Tài liệu để chứng minh đóng góp chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở được thành lập hợp pháp.
- Thuế suất thuế TNCN:
– Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, cụ thể như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
– Cách tính thuế TNCN là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập = thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
B. Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế X 20%
– Thu nhập chịu thuế là Tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao các các khoản khác có tính chất tiền lương, tiền công.