Chiết khấu thương mại

  1. Khái niệm và Tài khoản sử dụng:

– Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

– Nếu Doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 thì hạch toán Khoản Chiết khấu thương mại vào TK 521

– Nếu Doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 thì hạch toán Khoản Chiết khấu thương mại vào TK 511.

  1. Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

Chiết khấu thương mại có 3 hình thức cụ thể như sau

a. Chiết khấu thương mại theo từng lần mua: Giá trên hóa đơn là giá đã trừ chiết khấu

Trường hợp này thì khi hạch toán không phản ánh khoản chiết khấu thương mại. Vì số tiền Chiết khấu thương mại đã trừ trước khi viết hóa đơn (tức là trên hóa đơn là giá đã giảm rồi) nên các bạn hạch toán như mua bán hàng hóa thông thường theo số tiền trên hóa đơn.

b. Chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số: Số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

Như vậy: Trên hoá đơn cuối cùng (hoặc kỳ sau) sẽ thể hiện khoản chiết khấu và được trừ trực tiếp luôn trên hoá đơn.

– Nếu số tiền chiết khấu giảm giá < giá trị hóa đơn cuối cùng: Chiết khấu trực tiếp trên HĐ cuối cùng đó. Trường hợp này cũng hạch toán như mua bán hàng hóa thông thường mà không sử dụng tài khoản 521 vì khoản CKTM đã giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ CKTM)

– Nếu số tiền chiết khấu giảm giá > giá trị hóa đơn cuối cùng: Phải lập 1 hóa đơn điều chỉnh giảm

Ví dụ:

Công ty B mua điều hòa của công ty A, giá chưa thuế GTGT: 10.000.000đ/bộ. Trong Hợp đồng có điều khoản chiết khấu thương mại như sau: Nếu trong tháng công ty B mua đủ 20 bộ thì sẽ được chiết khấu 10%

Lần 1 bên B mua 10 bộ trị giá 100.000.000đ, lần 2 bên B mua 9 bộ trị giá 90.000.000, lần thứ 3 bên B mua 1 bộ trị giá 10.000.000, như vậy Cty B được chiết khấu 10%.

Số tiền chiết khấu 10% = 20.000.000đ lớn hơn giá trị của đơn hàng cuối cùng => Hóa đơn lầm mua hàng thứ 3 vẫn xuất bình thường, Tiếp theo đó công ty A sẽ lập HĐ điều chỉnh giảm kèm theo

Hóa đơn lần 1,2,3: Hạch toán bình thường

Hóa đơn điều chỉnh giảm hạch toán như sau:

Bên bán

– Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521: Số tiền Chiết khấu thương mại:20.000.000 (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào TK 511)

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm: 2.000.000

Có TK 131111112 : 22.000.000

– Cuối kỳ kế toán kết chuyển (Nếu theo TT133 thì không có bút toán này):

Nợ TK 511                  22.000.000

Có TK 521                  22.000.000

Bên mua

Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho:

Nợ TK 331, 111, 112…. (Số tiền CKTM)

Có TK 156 (Giảm giá trị hàng tồn kho.)

Có TK 1331 (Giảm số thuế đã được khấu trừ)

Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:

Nợ TK 331, 111, 112…. (Số tiền Chiết khấu thương mại)

Có TK 632 (Giảm giá vốn)

Có TK 1331 (Giảm số thuế đã được khấu trừ)

Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý … thì ghi Giảm Chi phí đó:

Nợ TK 331, 111, 112… (Số tiền Chiết khấu thương mại)

Có TK 154, 642 … (Giảm chi phí tương ứng)

Có TK 1331 (Giảm số thuế đã được khấu trừ)

Nếu hàng đó đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản:

Nợ TK 331, 111, 112… (Số tiền Chiết khấu thương mại)

Có TK 241 (Giảm chi phí xây dựng cơ bản)

Có TK 1331 (Giảm số thuế đã được khấu trừ)

c. Chiết khấu thương mại khi kết thúc chương trình khuyến mại:

Với trường hợp này khi bán hàng, giá viết trên hóa đơn là giá bán niêm yết (giá chưa trừ chiết khấu). Khi kết thúc chương khuyến mại, kế toán lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh đối với những khách hàng đạt điều kiện được hưởng chiết khấu.

TH này xử lý tương tự như TH2 trong phần b phía trên.